Không thuôn dài như giống chuối tiêu thông thường. Những quả chuối tây ngắn và mập mạp hơn đồng thời dinh dưỡng bên trong không thua kém giống chuối tiêu mà hương vị còn có phần thơm ngon hơn. Chính vì thế chuối tây được nhiều người ưa chuộng sử dụng rộng rãi.
Chuối được coi là một loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới từ xưa đến nay. Những trái cây có màu vàng giàu dinh dưỡng này được trồng hầu như khắp mọi nơi trên thế giới. Ở nước ta điểm mặt có khá nhiều giống chuối. Từ chuối tiêu, chuối tây, chuối trứng quốc hiện nay còn có khá nhiều giống chuối nhập ngoại khác. Tuy nhiên giống chuối tây vẫn được mọi người ưa chuộng hơn cả vì chất lượng thơm ngon và cho năng suất cao.
Đặc điểm của cây chuối tây
Chuối tây là giống thân giả có chiều cao trung bình khoảng 3,5m. Cây có lá bản to màu xanh sáng hơn màu lá chuối tiêu. Qủa chuối tây không dài cong mà ngắn hai đầu thon nhỏ, phần giữa to và phần vỏ có ba gờ nhô lên. Chuối tây khi chín có màu vàng tươi không có những đốm đen nhỏ như chuối tiêu. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt ngậy nhưng không nhão như chuối tiêu. Điểm đặc biệt là chuối tây cho quả to hơn nên chỉ cần ăn một quả chuối đã cho cảm giác ngang ngang bụng.
Giá trị dinh dưỡng của cây chuối tây
Thành phần dinh dưỡng của chuối tây bao gồm rất nhiều loại vitamin và khoáng chất. Điển hình là các Vitamin A, C, C cùng các loại khoáng chất như Sắt, Kali, Magnesium, Folate, Riboflavin, Niacin vv Hàm lượng dinh dưỡng cực cao khiến chuối tây trở thành siêu trái cây cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh. Bạn sẽ thấy nhiều vận động viên sau khi tập luyện xong thường ăn một quả chuối để cung cấp năng lượng phục hồi cơ thể. Chuối là một thực phẩm tốt cho tim nếu ăn thường xuyên. Hơn nữa trong chuối có chứa thành phần tryptophan, một loại acid amin theo nghiên cứu có vai trò quan trọng trong việc tăng cường trí nhớ và cải thiện tâm trạng rất tốt.
Cách trồng cây chuối tây
Theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn thì việc trồng chuối tây không quá khó chỉ cần bạn chăm chỉ chăm sóc cây là được. Đây là giống chuối từ Thái Lan có điều kiện khí hậu tương đương Việt Nam nên cây thích nghi khá tốt. Thờ vụ trồng chuối tây là quanh năm nhưng tốt nhất vẫn nên trồng vào đầu mùa mưa cây sẽ sinh trưởng tốt cho tỷ lệ sống cao hơn.
Tiêu chuẩn chọn giống
Giống chuối tây hiện nay được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Cây con giống cho khả năng sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao hơn đồng thời phẩm chất giống được giữ nguyên vẹn từ cây mẹ.
Chuẩn bị đất trồng cây
Để cây cho năng suất cao thì cần chọn loại đất trồng phù hợp. Đất cần loại đất tơi xốp nhiều mụn và thoát nước tốt và có độ pH khoảng 6. Vị trí trồng chuối tây cũng cần quang đãng và đủ ánh sáng.
Bạn có thể lên luống để trồng chuối tây. Chiều cao luống khoảng 50cm trở lên hàng cách hàng 2m. Cần làm sạch cỏ dại và phát quang trước khi trồng. Đào hố rộng khoảng 50x50x50cm rồi bón lót phân chuồng hoai mục với vôi bột để khử trùng đất 1 tháng trước khi đem cây giống trồng.
Trồng cây chuối tây
Chọn thời điểm râm mát hoặc sáng sớm để trồng là thích hợp nhất. Dùng xẻng đào hố nhỏ ở giữa hố đào trước đây để vừa bầu cây con. Đặt cây con vào và lấp đất nhỏ lên kín quanh gốc. Sau đó dùng rơm rạ ủ quanh phần gốc rồi tưới nước ngay để cây mau thích nghi với đất mới.
Kỹ thuật chăm sóc định kỳ
Tưới nước : Để chuối tây cho năng suất cao thì cần bạn phải tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Khi cây trồng được 8 tháng bắt đầu ra hoa cần phải chú ý cung cấp đủ lượng nước cho cây. Bên cạnh việc tưới nước cho chuối tây bạn cũng cần nhỏ sạch cỏ dại phần xung quanh gốc. Phủ lên đó rơm rạ hoặc mùn cưa để hạn chế bốc hơi nước và cỏ dại mọc. Mỗi trận mưa to xong cần xới váng để thoát nước cho đất.
Cắt tỉa, tạo hình : Vườn chuối cần được thường xuyên chăm sóc để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, sớm ra hoa và đạt năng suất cao. Chuối tây ngoài 6 tháng cho ra nhiều chồi non bên dưới. Cần cắt tỉa bớt chồi để lại 2-3 chồi non để cây phát triển tốt. Cắt tỉa thường xuyên những lá già, lá sâu bệnh để cây dòn sức nuôi lá khỏe. Khi cây ra hoa nên tỉa bỏ hoa đực và tiến hành bao buồng lại bằng nhựa PE có đục lỗ.
Bón thúc : khoảng thời gian sinh trưởng của cây cần bón thêm một số loại phân. Chia làm 3 lần bón cách nhau 2 tháng.
Lần1: Sau khi trồng chuối tây khoảng 1,5 tháng bạn tiến hành bón 30% lượng đạm và 30% lượngKali
Lần 2: Khi cây chuối được 4,5 tháng bạn tiến hành bón cho cây 40% lượng đạm và 40% lượng Kali
Lần 3: Sau khi cây ngoài 7 tháng bạn tiến hành bón 30% lượng đạm và 30% lượng Kali.
Phòng trừ sâu, bệnh hại : Một số loại bệnh điển hình thường gặp ở cây chuối có thể kể đến như sâu đục thân, sâu ăn quả. vv
Để phòng ngừa bạn cần thường xuyên vệ sinh vườn chuối, sử dụng Basudin rải trên cổ gốc chuối để trừ sâu. Có thể phun thuốc giai đoạn mới trổ và trái còn nhỏ sẽ giúp kháng được sâu bệnh hại trái.
Thu hoạch chuối tây :
Sau khoảng 14 tháng trồng bạn đã có thể thu hoạch được những buồng chuối tây đầu tiên. Độ chín của cây thường được xác định qua màu sắc lớp vỏ. Một buồng trung bình sẽ cho từ 10-12 nải. Mỗi buồng nặng từ 30-35kg.