Cây Lê Nâu

Cây Lê Nâu

Giá: 0

Giá bán: Liên Hệ

Quy cách:

Chiều cao cây:

Khoảng cách trồng:

Thời gian thu hoạch:

Xuất xứ:

0989 105 819

Lê là một cây ăn quả đặc sản của vùng ôn đới nước ta, lê được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc tập trung ở những nơi có độ cao 500 – 1500m so với mực nước biển. Kỹ thuật trồng cây lêkhông khó nên người dân có thể trồng để tăng thu nhập.

Một số giống lê ở miền Bắc nước ta: Lê xanh: phân bố ở độ cao 6000m trở lên (SaPa, Bắc Hà) quả hình bầu dục, vỏ màu xanh có má phớt hồng, trọng lượng quả trung bình 300 – 400g, thịt quả trắng, nhiều nước, ăn ngọt, năng suất cao, phẩm chất khá, quả chín vào tháng 9, 10. Lê nâu: phân bố rộng, quả tròn, tròn dẹt nâu có chấm, trọng lượng quả trung bình 200 – 300 g thịt quả khô ngon, thơm khi chưa chín có vị chát, ra hoa vào tháng 3, 4; thu hoạch tháng 8, 9; năng suất 300-750kg/cây. Mắc coọc (lê cọt): phạm vi phân bố rộng, mọc khoẻ, quả nhỏ trọng lượng trung bình 100g, vỏ qủa thô ráp, thịt quả khô, có vị chát.

Chuẩn bị

Chọn giống: Chọn cây khỏe mạnh không sâu bệnh, có thể trồng cây ghép có bầu hoặc cây gốc ghép rễ trần. Chú ý loại bỏ các mầm mọc ở phía dưới mắt ghép vì đó là mầm của cây dại. Mật độ: 400 cây/ha, hàng cách hàng 5m, cây cách cây 5m. Thời vụ: Trồng từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau khi cây rụng lá, chưa lên lá mới và lộc non.

Đất trồng: Lê VH6 trồng được ở nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất và cho năng suất cao ở đất màu mỡ có độ ẩm. Đào hố có kích thước: 70 x 70 x 70 cm để đất mặt riêng, đất ở đáy hố riêng (lưu ý đào xong dùng xẻng, cuốc xiểm xung quanh hố để tạo các lỗ khí thoát nước tránh úng cục bộ cho cây trồng sau này).

Quả lê không những ăn ngon mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh

Bón phân mỗi hố: 20 kg phân hữu cơ + 0,5 kg phân lân super + 1kg vôi bột (Có thể thay thế phân hữu cơ bằng phân vi sinh 10kg). Trộn đều phân với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố. Lấp đất đầy hố trước khi trồng 25-30 ngày, khi thời tiết thuận lợi sẽ trồng cây.

Kỹ thuật trồng

Trồng cây giữa hố, bới một hốc nhỏ ở giữa hố trồng, đặt cây vào vị trí, (nếu cây có bầu dùng dao rọc một đường từ trên xuống để lấy túi đựng bầu ra), lấp đất giữ chặt cây nén chặt xung quanh, tưới 10-15 lít nước cho 1 gốc. Cắm cọc cố định cây buộc bằng dây nilon để tránh cây bị lay gốc.

Kỹ thuật chăm sóc

Giữ ẩm: Dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây để giữ ẩm, tủ cách gốc 15- 20 cm. Tưới nước: Cây lê rất cần đến nước nhất là giai đoạn cây mới trồng cây và thời gian khô hạn kéo dài. Sau trồng tuỳ tình hình thời tiết 2 tháng đầu tiến hành tưới 1- 2lần/1 tuần. Thời kỳ mang quả, cây cần nước để nuôi quả. Tùy theo thời tiết từng năm để điều chỉnh số lần tưới tuy nhiên lê cũng như cây ăn quả khác là không chịu được úng.

Bón phân: Khi cây còn nhỏ (1 -5 tuổi) bón bổ sung 30kg phân hữu cơ, 2kg đạm, 2kg lân, 2kg kali/cây/năm. Khi cây lớn đã cho thu hoạch thì cần bón tăng cường 30-40kg phân hữu cơ, 4kg đạm, 2 kg lân, 2 kg kali/cây/năm. Lượng phân trên bón làm 2 lần: Lần 1: vào tháng 2, 3: nhằm nuôi lộc cành. Lần 2: bón vào tháng 9, 10: phục hồi cây sau thu hoạch.

Lê chăm sóc tốt sẽ cho quả ngọt, nhiều nước

Phòng trừ sâu bệnh: Sâu cắn lá, cuốn lá, xoăn lá: dùng Dipterec 0,1%, Padan 0,1%, Dimẻcon 0,1% phun lên lá vào lúc trời râm máy. Sâu đục thân: dùng Dipterec hoặc vôphatốc hoà với vôi quét lên thân cây. Chú ý việc phun thuốc trừ sâu phải chấm dứt trước thu hoạch tối thiểu 15 ngày.

Thu hái và bảo quản

Thu hái khi quả bắt đầu chín vỏ quả chuyển màu xanh vàng, nếu vận chuyển xa cần thu hái sớm. Khi thu hái cần nhẹ nhàng, không làm dập nát hoặc sây sát quả. Quả thu hái xong cần đặt vào thùng gỗ, hộp cứng để vận chuyển không bị dập nát. Bảo quản quả ở nơi khô ráo thoáng mát.

* Cam Kết Chỉ Bán Giống Cây Tốt, Đảm Bảo Chuẩn Cây Giống, Chất Lượng Cao, Sạch Sâu Bệnh Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao.

Thông tin liên hệ

​TRUNG TÂM SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP CÂY GIỐNG – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP 1 VIỆT NAM

Phòng kinh doanh chuyên cung cấp các loại cây giống chất lượng cao

Địa chỉ: Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

Điện thoại : 0989 105 819

Hỗ trợ kỹ thuật/ đặt hàng : 24/7