Cây Sầu Riêng Giống

Cây Sầu Riêng Giống

Giá: 0

Giá bán: Liên Hệ

Quy cách:

Chiều cao cây:

Khoảng cách trồng:

Thời gian thu hoạch:

Xuất xứ:

0989 105 819

MÔ TẢ

Sầu riêng là loại cây ăn quả thuộc chi Durio (chi sầu riêng) được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á.

Tên chi Durio (chi sầu riêng) có nguồn gốc từ ngữ hệ Nam Á: người Việt gọi là sầu riêng, người Khmer gọi là turen và người Mã Lai – Nam Dương gọi là Djoerian (về sau viết là Doerian).

Sầu riêng là một cây to cao 15-20-25m. Quả to, hình đầy hay hình trứng dài, vỏ cứng. Trên mặt vỏ rất nhiều gai ngắn, nhọn. Quả có 5 ngăn, mỗi ngăn chứa 3-5 hạt có chất cơm (áo hạt) mềm, màu trắng vàng, có mùi đặc biệt, chưa quen thì không thích, nhưng đã quen rồi thì rất ngon, vị ngọt, bùi. Hạt có lá mầm dày. Cây Sầu riêng nở hoa tháng 3-4, có quả tháng 5-9.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

1. Nguồn gốc :

Sầu riêng phân bố chủ yếu ở Indonesia (Nam Dương), Malaysia (Mã Lai) và Brunei, tuy nhiên có thể mọc ở mọi nơi có điều kiện khí hậu tương tự. Các vùng khác mà sầu riêng có thể mọc là Minđanao, Thái Lan, Philipin, Queensland ở Úc, Campuchia, Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Sri lanka và một phần của Hawaii.

2. Những đặc tính chủ yếu

Cây sầu riêng có thể cao tới 40 mét. Lá luôn xanh, đối xứng hình êlip đến hình thuôn dài từ 10-18 cm. Hoa nở từng chùm từ 3-30 trên cành lớn và thân, mỗi hoa có đài hoa và 5 (ít khi 4 hay 6) cánh hoa.

Một đặc điểm nữa của trái sầu riêng là trái chín chỉ rơi (rụng) vào một thời điểm nhất định trong ngày: trái rơi (rụng) nhiều nhất vào lúc giữa đêm (từ 0 tới 1 giờ) và một số ít vào giữa trưa (12 tới 13 giờ), những giờ khác không có trái rơi (rụng). Nhờ đó con người tránh được tai nạn.

3. Vùng trồng

Giống sầu riêng : Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Cây Ăn quả miền Nam năm 1999 ở các tỉnh Nam bộ có tới 70 dòng giống sầu riêng. Trong số đó các giống sầu riêng ngon là Monthong (nhập nội từ Thái Lan); Sữa hạt lép Bến Tre; Sữa hạt lép B31 Đồng Nai; Ri6 Vĩnh Long,…

Giống có quả nhiều, khả năng đậu quả rất cao là sầu riêng khổ qua xanh (Cai Lậy, Tiềng Giang), “sầu riêng đường không hạt” có triển vọng và được giới tiêu thụ ưa chuộng hơn hết, phân loài này được gây giống đặc biệt ở Thái Lan và Việt Nam: cơm (thịt) ngọt, không có hạt hoặc hạt bị mai một.

4. Giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa kinh tế:

Trái sầu riêng chín sau 3 tháng sau khi thụ phấn. Trái có thể dài tới 40 cm và đường kính 30 cm, nặng từ 1 đến 5 kg. Trái có thể mọc trên thân cây cành. Sầu riêng có thể có trái sau khi trồng 4 tới 5 năm. Màu của trái có thể từ xanh sang nâu, hình dạng thuôn đến tròn. Bên ngoài có lớp vỏ cứng bao với gai nhọn, và mùi nồng đặc trưng tỏa từ thịt bên trong. Nhiều người xem đó là thơm, nhưng có người cho đó là thối. Cả hai kết quả phẩm bình, tuy mâu thuẫn nhưng đều có lý. Trong trái sầu riêng chín, theo các chuyên gia hóa học, có hơn 100 chất, trong đó có một số thuộc ête (ether) thơm, và một số ête thối, có thành phần lưu huỳnh. Thơm hay thối là kết quả của khứu giác cá nhân: tiếp nhận ête thơm trước tiên, hay tiếp nhận ête thối trước tiên mà thôi.- Quả sầu riêng có gai dài và nhọn. Trọng lượng quả từ 1,5-4kg, cá biệt có quả 8kg. Trong mỗi quả có 5 ô, mỗi ô có 2-6 múi. Múi chiếm 20-30% khối lượng quả, hạt chiếm 5-15% vỏ 55-56%

– Phân tích trong 100g múi có: nước 76,9g, năng lượng 129kcal, 3,3g protein, 4,3 chất béo, 19,3g hydrat cacbon, 12,g xơ, 49mg canxi, 27mg lân, 2mg Fe, 0,08mg vitamin C, 890IU vitamin A (Nguồn: Viện Nghiên cứu KHKT Thái Lan).

– Quả sầu riêng có nhiều chất bổ nên dùng để phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy rất tốt, có tính tráng dương, lọc máu và trừ giun sán…Hiện nay sầu riêng đã trở thành cây ăn quả có giá trị cao ở một số nước như Thái Lan, Malaixia, Indonexia…

5. Yêu cầu điều kiện ngọai cảnh :

Sầu riêng là cây nhiệt đời điển hình, sinh trưởng, phát triển tốt và ra quả ở độ cao dưới 800m so với mặt biển và không vượt quá 18 vĩ độ Bắc.

Lượng mưa yêu cầu hàng năm khoảng 1500-2000mm, sinh trưởng tốt trên đất thịt thoát nước tốt, có hàm lượng mặn dưới 0,02‰, tầng canh tác dày, tối thiểu 1,5m, độ pH 5,0-6,5 và có nguồn nước tưới tốt, nhiệt độ từ 24-30oC.

6. Nhân giống:

Có thể nhân giống bằng hạt, chiếc cành và ghép. Hiện nay ghép cây là phổ biến vì có nhiều ưu điểm như sớm có, nhân được giống tốt, sử dụng được ưu điểm của gốc p chống bệnh, chịu úng v.v. đề có năng suất cao và chất lượng tốt.

7. Trồng cây:

– Vùng đất thấp lên líp và có thể đắp ụ để trồng. Lên đơn trồng một hàng, chiều rộng líp 5-6m, mương rộng 1-2 líp đôi trồng 2 hàng, líp rộng 12m, mương rộng 3-4m, giữa xẻ một mương nhỏ để thoát nước.

– Đất cao thì nên đào hố rộng và sâu theo kích thước: 100x100x80cm. Trong một vườn trồng ít nhất 2 giống khác nhau để thụ phấn chéo, tăng khả năng đậu quả, hình dạng quả đẹp hơn và năng suất cao hơn. Mật độ thông thường 70×100 cây/ha. Đất phải làm kỹ và không được đọng nước.

– Thời vụ trồng: Trồng vào đầu và giữa mùa mưa, khoảng tháng 5-6 (tùy vùng)

8. Chăm sóc:

– Bón phân:

Phân bón lót cho mỗi cây: 5-10kg phân chuồng hoai (có nhiều hơn càng tốt) + 200g NPK hỗn hợp.

Bón phân cho cây ở các tuổi khác nhau:

– Năm 1: 100-150g N +50g P2O5 + 50g K2O/cây tương đương với 200-300g urê + 300g supe lân +100g sunphat kali. Chia đều lượng phân trên bón làm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.

– Năm thứ 2-3: 200-300g N + 100g P2O5 + 100g K2O/cây. Bón tương tự năm thứ nhất.

– Năm bắt đầu cho quả: 500g N + 250g P2Ọ + 250g K2O tương đương với 900g ure + 1500g supe lân + 500g sunphat kali bón làm 3 lần:
+ Lần thứ 1: 1/3 lượng N +1/2 lượng kali, bón trước khi cây ra hoa.
+ Lần thứ 2: 1/3 N + 1/2 kali, bón khi quả có đường kính 10-15cm.
+ Lần thứ 3: 1/3 N + toàn bộ lân, bón sau khi thu hoạch quả.

Năm cây cho quả nhiều thì tăng dần lượng bón lên 2-3kg NPK (tỷ lệ 2:1:1) kết hợp bón thêm 20-30kg phân hữu cơ cho mỗi gốc.

– Cắt tỉa, tạo hình.

Sầu riêng hay bị bệnh chảy mủ trên thân cành do nấm Phytophthora palmivora gây ra, vì vậy cần giữ cho cây thoáng, cắt bỏ những cành ở gốc từ 1m trở xuống. Cắt các cành yếu, cành bệnh, cành khô, các cành mọc lộn xộn trong tán để cây được thông thoáng.

9. Phòng trừ sâu bệnh:

Bệnh thối chảy mủ: là một bệnh nguy hiểm gây hại nghiêm trọng với sầu riêng không chỉ ở nước ta mà cả ở các nuớc khác. Triệu chứng đầu tiên là có nhựa màu đỏ nâu nhạt ở vùng gốc thân. Sâu nhiều tháng bệnh lan dần giáp chu vi gốc thân, rễ bị thối, các chồi ngọn bị rụng lá và chết khô cho đến khi cây chết. Bệnh còn gây hại trên quả và cây con ở vườn ươm.

Cách phòng trừ:

– Chọn giống chống bệnh: Ở Thái Lan có giống Chanee. Ở nước ta những khảo sát ban đầu thấy giống lá quéo có khả năng chống chịu bệnh.

– Cải thiện chế độ canh tác: Trồng mật độ thích hợp, tỉa thông thoáng, luôn trồng cao, thoáng nước, bón phânhữu cơ kết hợp phân vô cơ với liều lượng thấp.

– Dùng thuốc hóa học trừ nấm Phytophthora như Ridomil MZ-72 với liều lượng 20-30g/10 lít nước, Aliette 80WP 15-25g/10 lít nước hoặc Phosphanate 10-20cc/10 lít nước phun ướt toàn cây.

– Kiểm tra vườn cây thường xuyên, nếu thấy có vết xì mủ dù rất nhỏ dùng dao nhỏ cạo hết phần vỏ bị bệnh, dùng Aliette 10-20g/1 lít nước hay Ridomil 20-30g/1 lít nước để bôi lên vết bệnh.

– Tiêm thuốc cho cây bị bệnh:

Loại thuốc đang dùng rộng rãi là Phosphanate để tiêm cho cây. Tiêm dưới hoặc trên các vết bệnh khoảng cách 50cm. Nếu cây bị nặng hoặc có nhiều vết bệnh thì tiêm ở xung quanh thân cây và dưới các cành lớn. Dùng một chiếc khoan, khoa sâu 3-4cm rồi gắn mũi ống bơm tiêm cho đủ lượng thuốc vào bơm cho thuốc ngấm từ từ vào thân cây khoảng 20 phút. Đối với cây 7-8 năm tuổi có thể dùng 40ml/cây – 4 mũi tiêm. Tùy mức độ bệnh nặng nhẹ và hình dạng cây để có lượng thuốc tiêm thích hợp.

Nên tiêm vào buổi sớm và kết thúc trưa 12 giờ vì buổi chiều độ hấp thu thuốc kém hơn buổi sáng. Ngày trời nắng thuốc nhấm nhanh hơn, những ngày mưa to không nên tiêm thuốc cho cây. Ngoài bệnh thối chảy mủ trên sầu riêng còn có bệnh thán thư (Colletotrichum zibethinum), bệnh mốc hồng, bệnh cáy lá và chết ngọn.

Các loại sâu hại có sâu đục cành, ruồi đục quả, sâu đục quả,…

Xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ:

Sầu riêng ra hoa vào tháng 11-12 âm lịch và cho thu hoạch rộ vào tháng 5-6 âm lịch, lúc này bán giá rẻ. Nếu điều khiển được cây ra hoa vào tháng 6-7 âm lịch thì sẽ cho thu hoạch vào tháng 1-2 âm lịch (nghịch mùa) thì lúc đó giá bán sẽ đắt gấp 2-3 lần so với chính vụ.

Cách làm cụ thể: Sau khi thu hoạch quả chính vụ xong, cây sầu riêng được bón phân tưới nước để mau hồi phục và ra đọt non (phân hữu cơ 20-30kg +0,5kg NPK) bón cho 1 gốc. Sau khi cây ra đọt non và đọt non này thành thục thì dùng nilon che kín vườn cây (phủ kín các luống) kết hợp với xiết nước bằng cách dùng máy bơm bơm cạn nước trong mương, bơm liên tục tạo khô hạn ngăn không cho cây mọc đọt non. Sau khi phủ nilon khoảng 35-40 ngày thì cây bắt đầu nở hoa. Khi cây ra hoa dài từ 2-3cm thì tháo dở nilon ra và bắt đầu tười nước trở lại. Khi cây ra hoa chú ý phun thuốc phòng trừ sâu rầy và bổ sung dinh dưỡng cho cây, chống rụng quả non bằng cách bón qua la` như Bayfolan, ProGibb, Plant Growth regulator (theo hướng dẫn trên bao bì).

10. Thu hoạch và bảo quản.

Mùa thu hoạch sầu riêng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và Nam bộ tập trung từ tháng 5-7; ở Tây Nguyên vào tháng 8-9. Xử lý được quả nghịch vụ có thể thu quả từ giữa tháng 2 đến hết tháng 4.

Dùng dây treo quả vào cành theo từng đợt trổ hoa để dễ thu hoạch. Sau khi thu hoạch cần để sầu riêng nơi thoáng mát và kịp thời chuyển sang chế biến và tiêu thụ khi quả vừa có mùi thơm.