Cây Cam Xoàn

Cây Cam Xoàn

Giá: 0

Giá bán: Liên Hệ

Quy cách:

Chiều cao cây:

Khoảng cách trồng:

Thời gian thu hoạch:

Xuất xứ:

0989 105 819

Quy trình trồng và chăm sóc cây Cam Xoàn

Quy trình trồng và chăm sóc cây Cam Xoàn đã được thử nghiệm tại Hậu Giang thu được hiệu quả rất cao

Cam xoàn là giống cây ăn trái được trồng nhiều và lâu đời ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cây sinh trưởng và phát triển mạnh, thích nghi với nhiều vùng đất cao ráo thoát nước tốt, đất không quá nhiễm phèn- mặn. Cây chống chịu khá tốt với bệnh vàng lá Geenning và một số dịch hại khác. Sau 30 tháng trồng cây cho trái. Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng. Dạng trái cam xoàn giống như cam mật. Da màu xanh khi chín ngã màu vàng chanh đậm. Có đặc điểm phân biệt trái Cam Xoàn và Cam Mật là dưới đáy trái Cam Xoàn có 1 vòng tròn đường kính 1- 1,5 cm và xung quanh cuống trái có 1 quần tròn hơi nhô lên nên có người gọi là Cam Xoàn 2 đồng tiền. Cam xoàn có cơm màu vàng nhạt, vị ngọt đậm, mùi thơm, trọng lượng trung bình 250 – 300gram. Để thành công trong việc trồng cam xoàn cần tuân thủ qui trình kỹ thuật sau:
I. Kỹ thuật trồng:
1. Giống: Phải chọn đúng giống, không bị bệnh Tristeza và bệnh vàng lá Greening. Nên chọn cây cam xoàn ghép trên gốc Voka hay gốc cam mật, cây sinh trưởng, phát triển nhanh, tuổi thọ lâu dài hơn trồng cây chiết cành (chọn giống là khâu quan trọng vì vậy nên tìm đến những cơ sở giống có uy tính và chất lượng trên thị trường không nên mua những giống trôi nổi trên thị trường) .
2. Mật độ: Nên trồng khoảng cách vừa phải và khống chế chiều cao của cây để dễ sử lý sâu bệnh, kiểm soát sự ra hoa trái và nâng cao sản lượng, nhanh chống thu hồi vốn. cự ly trồng 3X3,5m/ cây.
3. Mô hốc trồng:
– Vùng đất trũng: Vùng đất bãi bồi, ven sông rạch phải lên liếp cao ráo, và có đê bao chắc chắn, chủ động cấp thoát nước.
Mỗi mô có thể bón lót 0.5- 1kg vôi bột, 0.5kg phân lân +10-15kg phân chuồng hoai mục trộn chung với hỗn hợp 15-20g soilrenu hạt đã trộn với humic 99 dạng hạt.
– Đất miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Nam Trung bộ cao ráo thoát nước có thể làm hốc trồng có kích thước 0,5 x 0,5 x 0,5m. Bón 0,5kg vôi bột  0,3kg phân Lân, 10-15kg phân hữu cơ hoai mục + hỗn hợp 15-20g soilrenu hạt đã trộn với humic 99 dạng hạt, nếu :
– Đất thấp bằng phẳng vun mô đường kính 1m, cao 0,4 – 0,6m.
– Đất nghiêng thoát nước tốt, làm mô thấp hay trồng ngang bằng mặt đất.

Lưu ý: Sau khi chuẩn bị mô xong Trộn đều hỗn hợp phân lắp hố lại ủ 20-30 ngày mới đem cây ra trồng.

4. Trồng :
– Đào một hóc nhỏ giữa mô. Rọc đáy túi đựng bầu đặt cây vào vị trí, rọc đường xuôi từ trên xuống để tháo bao đựng bầu dễ dàng. Lấp đất giữ chặt bầu cây sau đó tủ gốc và tưới nước trong những ngày nắng nóng và tưới định kỳ.
– Cắm cọc, cố định cây (cột cây bằng dây nilon).


II. Chăm sóc:
1. Hạn chế ánh sáng: Nên trồng cây họ đậu xen vào vườn như so đủa, bình linh, cây vông… vừa hạn chế giông gió vừa cho bóng râm cho vườn cây 20- 30%..
2. Giữ ẩm: Đậy tủ gốc vào mùa khô để giữ ẩm. Ở vườn cây có múi nông dân giữ cỏ cao 30- 40cm nhằm hạn chế nắng nóng vào mùa khô và tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa lũ.
3. Tưới tiêu: Cung cấp nước cho cây đều độ.
4. Tỉa cành tạo tán:
– Hạn chế cành vượt.
– Loại bỏ các cành sâu bệnh già cõi, giúp cho cây thông thoáng, có dạng đẹp, tăng khả năng quang hợp.
5. Bồi đất cho cây:
Trồng trên mô cao ráo, vào thời kỳ bón thúc cho cây nên bồi thêm bùn, đất khô dầy 2- 3cm xung quanh gốc cây.
6. Bón phân:
Cần tham khảo thêm tài liệu và kinh nghiệm bón phân thực tế ở từng vùng đất canh tác khác nhau.
a. Phân hữu cơ : 5 – 10kg gốc/năm bón kêt hơp vơi phân hữu cơ vi sinh soilrenu 100g gốc/năm.
b. Phân bón: Sau khi trồng ta cần cung cấp phân bón cho cây trồng nhanh chóng phát triển với liều lượng như sau:

Loại phân Cách pha (g/lít) Liều lượng tưới (lít/gốc)
DAP 100g /25 lít 0.5- 1 lít
Humic 99 dạng hạt 100g/150 lít  1 lít

Lưu ý: cách 1 tháng tưới phân một lần tùy theo tốc độ sinh trưởng của cây mà tưới phân cho cân đối, ngoài ra cần cung cấp thêm những yếu tố vi lượng thiết yếu cho cây qua lá bằng cách sử dụng phân bón lá DS-90.

Thời kỳ kiến thiết cơ bản (1-3 năm):

– Năm thứ nhất :

Loại phân Liều lượng g/cây/năm
Urê 120g-200g
Lân 120g-240g
Kali 50g-100g
Phân hữu cơ vi sinh 

Soilrenu-S hạt

75g-100g
Super Humic 99 15g-20g

Lưu ý: Nên chia phân hóa học ra làm 4-5 lần bón, bón vào các giai đoạn lá già. Ngoài ra khi bón phân Soilrenu-S ta nên chia ra 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa, nên bón kết hợp với super humic sẽ cho hiệu quả nhanh hơn, không bón chung với phân hóa học và cách ly 7-10 ngày với thuốc BVTV ( đặc biệt là thuốc trừ nấm).
– Năm thứ hai : Lượng phân tăng gấp đôi, chia 3- 4 lần bón.

Loại phân Liều lượng g/cây/năm
Urê 220g-350g
Lân 300g-420g
Kali 80g-150g
Soilrenu-S hạt 100g-150g
Humic 99 25g-30g

Lưu ý: Nên chia phân hóa học ra làm 3-4 lần bón, bón vào các giai đoạn lá già. Ngoài ra khi bón phân Soilrenu-S ta nên chia ra 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa, nên bón kết hợp với super humic sẽ cho hiệu quả nhanh hơn, không bón chung với phân hóa học và cách ly 7-10 ngày với thuốc BVTV ( đặc biệt là thuốc trừ nấm).

– Năm Thứ ba:

Loại phân

Liều lượng g/cây/năm

Urê

350g-550g

Lân

480g-600g

Kali

160g-240g

Soilrenu-S hạt

150g-200g

Humic 99

30-50g

Lưu ý: Nên trôn phân hóa học vơi phân super humic và chia ra làm 3-4 lần bón hiêụ quả sư dụng phân bón sẻ cao hơn,bón vào các giai đoạn lá già. Ngoài ra khi bón phân Soilrenu-S ta nên chia ra 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa và bón kết hợp với super humic sẽ cho hiệu quả nhanh hơn, không bón chung với phân hóa học và cách ly 7-10 ngày với thuốc bvtv ( đặc biệt là thuốc trừ nấm).
Thời kỳ kinh doanh (cây từ 3 năm tuổi trở lên) : Lượng phân bón tăng tùy theo vùng đất mà bà con bón cho phù hợp với cây trồng.

Giai đoạn trước ra hoa:

Đạm: 300g/cây

Lân: 600g/cây

Kali: 150g/cây

Giai đoạn sau khi ra hoa:

Đạm: 300g

Kali: 150g

Lưu ý: khi bón phân nên kêt hơp vơi phân bón super humic, những năm sau liều lượng bón tăng gấp đôi

Xử lý ra hoa và bón phân nuôi trái :

Cách xử lý ra hoa: Cây Cam để cho có thời gian phân hóa mầm hoa cần sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng lân cao như (10-60-10) và tưới nước vừa đủ ẩm trước khi tiến hành cho cây ra hoa ngưng tưới nước 15-20 ngày khi cây có biểu hiện bị héo thì ta tưới nước lại 1 ngày 2-3 lần và tưới liên tục 3 ngày từ ngày thứ 4 trở về sau 1 ngày tưới 1 ngày nghỉ. 10-15 ngày sau khi trổ hoa, hoa sẽ rụng cánh và bước vào giai đoạn đậu trái ( yếu tố thành công khi xử lý ra hoa là không được bón phân có hàm lượng đạm cao và đất quá ẩm hoặc thời gian khô hạn không đủ để cây phân hóa mầm hoa, tỉa bỏ những cành non và cành vượt trên cây thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến kết quả xử lý ra hoa). Đối với cam xoàn khó xử lý ra hoa nên xử lý liều mạnh và phải xử lý khất cành mới ra hoa.

Cách bón phân: Ta nên cuốc theo  chiều khuếch tán của cây, sâu khoảng 15cm rộng khoảng 20cm bắt đầu rãi phân sau đó lắp đất lại. Ngoài việc bón phân hữu vô cơ hàng năm ta nên bón thêm vôi để tăng pH cho đất.

Sâu Rầy:
a. Sâu vẽ bùa : Là loại sâu hại thường xuyên vào giai đoạn cây ra lá non. Dùng thuốc nội hấp để phòng trị

b. Rầy mềm : Chích hút nhựa trên chồi non hay mặt dưới lá non. Dùng thuốc Bvtv đê phòng trị.

c. Nhện đỏ : Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá non hay trên vỏ trái để chích hút làm vỏ trái bị sần sùi. Dùng thuốc đặc trị nhện để phun

d. Rầy chổng cánh : Là đối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Greening gây hại có tính hủy diệt đối với các vườn cây có múi nhất là cam quít. Phòng trị :
– Trồng Nguyệt quới, Cần thăng, dây Tơ hồng xung quanh vườn để tập trung rầy chổng cánh sau đó định kỳ phun thuốc tiêu diệt.
– Dùng thuốc hóa học phun bảo vệ các đợt lá non

Bệnh:
a. Bệnh loét do vi khuẩn và bệnh ghẻ do nấm : Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa.

Phòng trị :
– Tiêu hủy cành lá gây bệnh.
– Phun các loại thuốc gốc đồng

b. Bệnh vàng lá Greening : Bệnh làm lá nhỏ lại, có màu vàng, các gân lá màu xanh, trở nên cứng, giống trường hợp bị thiếu kẽm, lá thường rụng sớm. Bệnh do vi khuẩn Liberobacter Asiaticum gây nên qua đường truyền từ rầy chổng cánh, hay mắt ghép, dụng cụ ghép, chiết …

Phòng trị :
– Loại bỏ các cây bị nhiễm bệnh nặng trong vườn quả.
– Sử dụng thuốc hóa học diệt trừ rầy chổng cánh và bảo vệ chồi non lá non.
– Không mua giống trôi nổi, chỉ trồng các cây được sản xuất theo qui trình kỹ thuật nghiêm ngặt, bảo đảm không mang mầm bệnh.
c. Bệnh thối gốc cháy nhựa : Do nấm Phytopthora SP. Gây ra bệnh nặng cây có những đường mục dọc gây chảy mủ. bệnh gây hại ở rể, thân và trái. Phòng trị :
– Chọn gốc ghép có tính chống chịu.
– Trồng trên đất ráo, tránh gây vết thương ở vùng gốc và rể.

* Cam Kết Chỉ Bán Giống Cây Tốt, Đảm Bảo Chuẩn Cây Giống, Chất Lượng Cao, Sạch Sâu Bệnh Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao.

Thông tin liên hệ

​TRUNG TÂM SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP CÂY GIỐNG – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP 1 VIỆT NAM

Phòng kinh doanh chuyên cung cấp các loại cây giống chất lượng cao

Địa chỉ: Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

Điện thoại : 0989 105 819

Hỗ trợ kỹ thuật/ đặt hàng : 24/7