Hàn Quốc không chỉ được biết đến với tên gọi “xứ sở kimchi” và còn nổi tiếng là vùng đất của nhân sâm. Nhân sâm Hàn Quốc có những giá trị to lớn cả về mặt y học lẫn kinh tế và văn hóa.
– Nhân sâm có tên khoa học là Panax Ginseng C.A.Mey, thuộc họ nhân sâm (Araliaceae) hoặc họ Ngũ gia bì…
1. Xử lý hạt giống
– Lượng hạt cần cho 1 sào Bắc Bộ( 360m2) khoảng 0.2- 0.3 kg hạt.
– Hạt giống được thu hái từ cây nhân sâm tuổi 3 mới đảm bảo chất lượng hạt giống. Sau khi xử lý lạnh hạt giống, ngâm hạt, và ủ nẩy mầm…Khi nhân sâm cao 5 -7cm cấy vào bầu, hoặc trồng trực tiếp ra ruộng sản xuất.
2. Đất trồng
– Bằng phẳng, thoát nước tốt, cuốc ải phơi đất. Chuẩn bị vào vụ trồng cuốc đập đất nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, phân luống rộng 150cm, luống dài khoảng 5m, vét luống cao 30-35cm, rãnh luống 25 – 30cm. Cuốc hố trên mặt luống thành hàng cách nhau 20cm, hàng cách hàng 25 – 30cm.
3. Phân bón, mái che
– Tiến hành bón lót các loại phân bao gồm: 2-3 tạ phân chuồng mục + 12-15kg supe lân + 12- 15 kg NPK( 15-15-15) + 4- 5kg ure.
– Dùng lưới phản quang mầu đen che dọc theo luống…
4. Cách trồng
– Thời gian nhân sâm sinh trưởng cũng phân biệt rõ rệt. Năm đầu là thời kì rễ, thân và lá bắt đầu hình thành. Năm thứ hai đến năm thứ tư mới là thời kì nuôi dưỡng cây, phần rễ bắt đầu phình to không ngừng, mỗi năm rễ cũng lớn thêm một nhánh. Qua 6 năm, rễ sẽ thành nhân sâm và bắt đầu thu hoạch được.
– Trồng cây: Bóc bầu nhẹ nhàng không ảnh hưởng đến rễ cây, hố sâu 10 – 12cm, ấn nhẹ gốc, vun một lớp đất mỏng kín hố, không để hố úng đọng nước gây thối củ…
5. Rắc rạ phủ luống, chăm sóc
Nhân sâm nhất thiết phải có rạ hoặc rơm phủ kín luống mới mang lại hiệu quả cao cho củ sau này và thuận tiện cho quá trình chăm sóc. Rạ phải được phủ dày tối thiểu khoảng 3- 4cm…
– Cần giữ ẩm cho cây nhưng không để quá ẩm kéo dài gây thối củ. Làm rãnh thoát nước ngoài ruộng trồng, không để nước mưa tràn qua ruộng sâm, sau mưa phải tháo nước triệt để.
– Nhổ cỏ bằng tay và vét rãnh luống, tháng 3 cho sâm nhú mầm, tháng 4-5 đảm bảo tưới giữ ẩm, tránh nắng hạn.
– Trước tháng 6 làm vệ sinh vườn, vét rãnh luống, khơi thông hệ thống thoát nước.
– Cuối mùa mưa bón phân quanh gốc, vét rãnh luống, nhặt cỏ dại cho sâm ngủ đông.