Hạt giống đậu đũa

Hạt giống đậu đũa

Giá: 0

Giá bán: Liên Hệ

Quy cách:

Chiều cao cây:

Khoảng cách trồng:

Thời gian thu hoạch:

Xuất xứ:

0989 105 819

Đậu đũa là một trong những loại thực phẩm vừa dùng để ăn tươi, chế biến, có giá trị dinh dưỡng cao, dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, nhất là các vụ xuân hè, hè thu đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao nên được bà con nông dân nhiều địa phương gieo trồng nhiều.

Kỹ thuật trồng đậu đũa

Gieo hạt

Tiến hành gieo hạt đậu đũa theo hàng gieo một hốc 2 – 3 hạt với khoảng cách mỗi hạt cách nhau 25 – 30cm, sau đó phủ một lớp đất mỏng lên hạt và rải rơm rạ phủ lên luống để giữ ẩm cho hạt nảy mầm.

Sau khi gieo đậu cần phải tưới đều đặn mỗi ngày một lần, đảm bảo đất đủ độ ẩm để hạt có điều kiện tốt để nảy mầm. Khoảng 10 – 15 ngày sau gieo cây đậu đũa sẽ nảy mầm và ra lá. Sau khi cây mọc có từ 1 – 2 lá thật thì tiến hành tỉa bỏ bớt những cây yếu, còi cọc.

Chú ý gieo vào mùa nắng thì nên gieo hạt thưa để dễ chăm sóc, gieo vào mùa mưa thì nên gieo dầy hơn để thu được năng suất cao.

Chăm sóc cây đậu đũa

Sau 20 – 25 ngày khi gieo tiến hành tưới nước, làm cỏ xới đất tạo điều kiện cho rễ cây phát triển tốt. Tưới đạm hòa loãng nước tưới vào gốc cây để giúp cây sinh trưởng tốt, nhanh bén rễ.

Cây đậu đũa cần tưới nhiều nước ở 2 giai đoạn chính vào thời điểm cây có 5 – 6 lá thật và thời kỳ cây ra hoa đậu quả, vì nó quyết định đến năng suất của cây sau này. Cây đậu đũa cần cung cấp đủ nước thường xuyên tuy nhiên không được để đất bị úng ngập sẽ làm thối rễ.

Trồng cây đậu đũa chủ yếu bón phân chuồng hoại mục hoặc phân NPK để bón cho cây theo 3 giai đoạn. Thời điểm khi cây có từ 2 – 3 lá thật bón phân NPK rồi vun mép lấp phân và giữ ấm gốc. Bón thúc lần 2 khi cây có 5 – 6 lá thật kết hợp làm cỏ và đánh rãnh bón phân NPK và vun gốc cho cây.

Hoa cây đậu đũa có khả năng tự thụ phấn rất cao, chỉ khoảng 3 – 4 ngày ra hoa thì sẽ bắt đầu có dấu hiệu đậu quả non mọc ra từ phần đài hoa. Thời điểm này cần chú ý tưới đủ nước cung cấp cho cây, cắt tỉa bớt lá già để cho giàn thông thoáng giúp đón được nhiều ánh nắng mặt trời giúp quả mau lớn.

Thời điểm khi cây đang ra quả rộ tiến hành bón thúc lần 3 bằng hỗn hợp phân đạm và phân kali đã trộn đều rắc cách gốc 5 – 7cm rồi lấp đất lại, tưới đủ ẩm, rải thêm một lớp phân chuồng hoai mục giữa hàng để cung cấp thêm dưỡng chất cho cây trồng ra nhiều trái.

Giai đoạn cây cho trái dài từ 20 – 25cm tiến hành bón thêm phân đạm và phân kali để thúc cho cây phát triển quả dài và to hơn nữa. Khi đậu đũa đạt chiều dài từ 40 – 50 cm thì có thể cho thu hoạch.

Làm giàn
Cây đậu đũa là cây thân leo khi phát triển sẽ phải làm giàn cho cây leo nếu không sẽ giảm năng suất nghiêm trọng. Giai đoạn cây đậu đũa bắt đầu vươn cao 20 – 25cm cần kịp thời làm giàn, cắm cọc cao từ 1,8 – 2m làm giàn kiểu chữ A hoặc chữ X để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và bò leo hướng lên đỉnh giàn. Lưu ý trước khi cắm giàn cần xới xáo và vun gốc cây.

Ở giai đoạn tạo giàn cần thường xuyên xới xáo đất để đất bên dưới được thông thoáng giúp bộ rễ của cây phát triển, kết hợp với việc làm cỏ dại xung quanh giúp cây phát triển tốt hơn.

Thu hoạch đậu đũa
Đậu đũa sau khi trồng khoảng 45 – 55 ngày sẽ cho thu hoạch, cây đậu đũa cho thu hoạch từ 4 – 5 đợt và kéo dài từ 30 – 40 ngày thu trong mỗi vụ trồng. Khi thu hoạch chú ý nên dùng dao cắt hay dùng tay vặn nhẹ trái, không giật mạnh sẽ làm rụng nụ hoa và trái non. Trong thời gian thu hoạch trái tươi, chúng ta nên tưới dặm thêm phân đạm và kali theo thời gian cách 10 ngày tưới 1 lần để tăng năng suất ra trái và kéo dài thời gian thu trái.