HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CHANH ĐÀO
Giống cây Chanh đào khỏe mạnh, khả năng sinh trưởng nhanh. Chanh đào cho quả sai, quả chanh đào vỏ mỏng có màu vàng sáng, ruột màu hồng đào và rất thơm.
* Đặc điểm hình thái
- Đặc điểm sinh thái
Cây đặc biệt thích hợp trồng ở những vùng đất đồi xốp, đất đỏ. Cây chanh cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả.
2. Chọn đất trồng
– Đất phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6m và thành phần cơ gíới nhẹ
hoặc trung bình.
– Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt.
– pH nước từ 5,5 – 7, có hàm lượng hữu cơ cao > 3%.
– Không bị nhiễm mặn, mực nước ngầm thấp dưới 0,8m.
– Thường đất vườn, đất pha cát, sét, bảo đảm được độ thông thoáng và đủ độ ẩm
3. Giống trồng:
Cây giống cần đủ tiêu chuẩn sinh trưởng, đúng giống và sạch bệnh (theo tiêu chuẩn cây giống của Nhà Nước ban hành).
4. Cách trồng, mật độ trồng
4.1. Cách trồng
– Trên mô (hố), đào một hốc nhỏ giữa mô, rọc đáy túi đựng bầu, đặt cây con vào hốc, rọc đường xuôi từ trên xuống đáy bầu, tháo bao đựng bầu ra, lấp đất giữ chặt bầu cây, cấm cọc giữ cây cố định.
– Trồng bằng nhánh chiết, khi đặt cây tùy nhánh chiết có nhiều cành bên hay ít mà đặt nhánh thẳng hay hơi nghiêng. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán.
Sau khi trồng xong phải cắm cọc để buộc thân cây cho gió khỏi lay làm đổ cây.
Nếu là cây ghép xoay mắt ghép về hướng gió chính, lấp đất ngang cổ rễ hoặc cao hơn 1– 2 cm, tránh làm vỡ bầu hay lấp đất quá sâu.
4.2. Mật độ trồng
– Cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m.
– Kích thước hốc trồng 0,6 x 0,6 x 0,6m.
– Nếu vùng đất thấp phải có đê bao khép kín, có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5 – 0,6m, rộng 0,8 – 1m.
– Nếu vùng đất cao mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3 – 0,8m, rộng 0,8 – 1m, mặt đất nghiên <5% không vun mô.
Đất trồng: trộn thêm vôi bột 1 kg + phân hữu cơ hoai mục 10 – 15 kg + 10 -15 kg tro trấu hoai (hoặc bả dừa, bả đậu) + Super lân 1kg.
5. Thời vụ
Miền Nam thời điểm trồng: thường là tháng 4-6 dương lịch (đầu mùa mưa)
Miền bắc: trồng tháng 2-3 (mùa xuân) và tháng 9-10 (mùa thu)
6. Kỹ thuật chăm sóc
6.1. Làm cỏ, tưới nước, giữ ẩm, trồng xen
– Cần thường xuyên làm cỏ trong những năm đầu, tránh cạnh tranh dinh dưỡng, đắp mô tiến hành trong 2 năm đầu, mỗi năm bồi mô 1-2 lần bằng đất vườn cũ, đất bãi sông phơi khô…năm thứ 3 trở đi bồi tòan luống, mỗi năm một lần nâng cao mặt luống 2-3cm. Không nên bồi quá dầy vì cây có thể bị vàng lá do nghẹt rễ.
– Hạn chế ánh sáng: trong thời gian đầu ta có thể trồng xen cây họ đậu vào trong vườn để hạn chế giông gió, đổ ngã và che bớt ánh sáng.
– Giữ ẩm: đậy tủ gốc cho cây vào mùa khô, nhằm hạn chế chí phí nước tưới, trong vườn nên để cỏ cao 20 – 40cm để hạn chế nắng nóng vào mùa khô và chống xói mòn hay tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa.
– Ở giai đoạn cây cho trái nên để cỏ để hạn chế nóng vào mùa khô và xói mòn hay tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa.
– Tưới nước: cung cấp nước cho cây điều độ, muốn cây ra hoa, ngưng tưới cho khô gốc 20 – 30 ngày, sau đó tưới lại cây sẽ ra hoa.
– Năm đầu nên trồng xen đậu, lạc hay các loại rau khác
– Xới đất: Cần tiến hành mỗi năm để tạo điều kiện cho cây thông thoáng
6.2. Cắt tỉa, tạo hình tán cây
– Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10- 15cm), cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả, các cành đan chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bỏ những cành vượt trong thời cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.
6.3. Bón phân
Cần chú ý: Đất, giống, giai đoạn sinh trưởng, trái vụ trước, số lượng quả trên cây
6.3.1. Thời kỳ cây con
– Cây chanh cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như những loại cây trồng khác. Tuy nhiên tùy theo đất, giống, giai đoạn sinh trưởng… mà lượng phân cung cấp hàng năm cho cây thích hợp.
– Lượng phân bón:
+ Phân chuồng: 10-15 kg /cây, năm đầu tiên bón lót, năm 2,3 bón 1 lần vào đầu hoặc cuối mùa mưa.
+ Phân vô cơ:200-500g phân super lân và ure 150-200g/cây
– Khi cây còn tơ có thể dùng Urê pha nước (40g Urê/ 8lít nước) tưới gốc.
– Khoảng 2 tháng 1 lần.
– Phân bón lót năm đầu, năm 2, 3 sau trồng bón cùng với phân chuồng
6.3.2. Thời cho quả
– Liều lượng phân bón như sau: 0.6-1.7kg Urê/gốc/năm +0.5-1.8kg DAP/gốc/năm (sau thu hoạch nên dùng phân super lân để bón 300-500g/cây)+ 0.2-0.3kg Clorua Kali/gốc/năm +10-15 kg phân chuồng/gốc/năm
- Cách bón:
Chia ra 4-6lần/năm, chủ yếu tập trung vào giai đoạn kích thích ra hoa và nuôi quả của cây
+ Sau khi thu hoạch quả bón: 2/3 lân +10-15 kg phân hữu cơ.
+ Trước khi chuẩn bị xiết nước bón: 1/3 lân + 1/4 đạm + 1/3 kali.
+ Sau khi tưới nước trở lại (trước khi trổ hoa) bón: 1/4 đạm + 1/3 kali.
+ Giai đoạn nuôi quả, ngoài 1/4 lượng đạm còn lại thì lượng phân nên cung cấp theo mức độ đậu quả và sự phát triển của quả. Cần chú ý phòng trừ sâu bệnh cho chanh vào giai đoạn này.
Phương pháp bón
+ Trước khi bón nên làm cỏ sạch xung quanh gốc và đánh một vòng tròn cách gốc 30-50cm, rắc phân, phủ lên một lớp đất mỏng hay rơm rác rồi tưới nước. Không được bón quá gần gốc.
6.4. Xử lý ra hoa
Đặc tính của cây chanh là khi nhú đọt sẽ kèm theo hoa, cây ra hoa cần phải nhờ đến độ già của cơi đọt thì cây mới ra hoa đạt hiệu quả.
Các biện pháp có thể cho chanh ra hoa trái vụ:
* “Tỉa lá” cho cây ra hoa
Xử lý chanh ra hoa tháng 9-10 âm lịch để có chanh bán trong hè: Khi đọt đủ già (chuẩn bị cho đọt tốt khoẻ trước đó) dùng khoảng 10 kg phân Urê pha trong 220 lít nước (có thể nhiều hơn nếu cây lớn tuổi) xịt ướt đẫm tán để phá lá.
Nếu số lá rụng quá ít thì cây sẽ ít ra hoa mà chủ yếu là ra đọt non. Nếu lá rụng quá nhiều thì sau khi cây ra hoa đậu quả, số lá còn lại sẽ không đủ sức nuôi quả sau này, cây suy kiệt sẽ dễ nhiễm nấm bệnh và tuổi thọ của cây sẽ giảm. Ngoài ra, còn cách làm khác để chanh ra quả theo ý muốn cũng rất hiệu quả mà ít làm kiệt sức cây hơn. Đó là xịt Paclobutrazol 10WP với liều lượng khoảng 20g pha 8 lít nước sẽ giúp cây ra hoa nghịch mùa rất tốt mà ít làm suy kiệt cây do giữ được bộ lá.
Lưu ý rằng, đối với việc dùng Urê hay Paclobutrazol để ức chế tạo độ “sốc” giúp cây dễ ra hoa thì liều lượng phải xác định cho phù hợp với độ tuổi cây, thời tiết, chế độ chăm sóc… Có như vậy thì sự ra hoa mới đạt được như mong muốn. Ví dụ thời tiết mưa kéo dài thì phải tăng liều lượng Paclobutrazol để đủ sức ức chế cây ra hoa.
* Phương quản lý nước : Quy trình xử lý ra hoa:
Tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa: Chanh có thể ra hoa quanh năm, nhưng tập trung nhiều vào mùa xuân, tức trổ hoa tháng 2,3,4,5 Dl (nông dân còn gọi là muà thuận). Muốn có quả mùa nghịch thì phải tiến hành chăm sóc bón phân để cây trổ hoa tháng 9,10 Dl và thu hoạch tháng 12-1Dl.
– Đầu tháng 7 Dl bón phân: 0.5-1kg (urê+ DAP+Kali)/gốc (tùy theo tuổi và tình trạng sinh trưởng) theo tỉ lệ: 1Urê +2DAP +2Kali.
– Sau khi tưới nước khoảng 2 ngày cho phân tan, thì tiến hành xiết nước (tức là ngưng tưới nước cho chanh). Lúc này mực nước trong mương cách mặt luống từ 0,7- 1m. Khoảng 15 ngày sau khi bón phân sẽ rụng khoảng 30% tổng số lá trên cây chanh (chủ yếu là những lá già).Thời gian xiết nước kéo dài khoảng 15- 20 ngày.
– Đến cuối tháng 7 Dl thì tiến hành tưới nước trở lại, hai ngày đầu tưới 2-3 lần/ngày sau đó giảm dần .
– Những ngày đầu tháng 8 Dl cây sẽ trổ hoa.
– Khi trái lớn đường kính khoảng 0.5cm -1 cm thì bón phân và liều lượng cho mỗi gốc 0,2-0,5 kg (Urê+DAP+ kali) cũng theo tỷ lệ 1:1:1.
– Sau đó mỗi tháng bón 2 lần: ngày 15 và 30 (bón liên tục 2 tháng như vậy).
*Sử dụng UREA để xử lý ra hoa:
Ban đầu cũng chăm sóc như cách trên, tuy nhiên có sử dụng 1kg urê pha trong bình 8 lít nước xịt thẳng lên lá, sau vài ngày lá sẽ rụng khoảng 30- 50% tổng số lá trên cây, sau đó cũng ngưng tưới như cách trên.
Khoảng cuối tháng 7 dl xịt các chất kích thích ra hoa lên lá (liều lượng theo hướng dẫn trong phân bón lá). Sau đó tưới nước như cách tưới như trên. (chú ý: khi quả vừa đậu có thể xịt các loại phân bón lá như: Komix, Atonik, HVP…để bồi dưỡng thêm dưỡng chất cho quả phát triển tốt).
*Các kỹ thuật khác để kích thích cây chanh ra hoa như :
– Dùng bừa cào xúp nhẹ trên lớp đất mặt để khích thích bộ rễ, làm cây mất cân đối dinh dưỡng đột ngột đưa đến hiện tượng cây chanh rụng lá và sau đó sẽ ra hoa.
– Hoặc dùng cây chống nhánh, tàn cây chanh lên, sau đó hạ xuống gây ức chế sinh trưởng cuả cây, làm cây chanh có thể rụng lá, sau đó tưới nước cây có thể ra hoa. Tuy nhiên, các biện pháp này có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và tuổi thọ của cây.
Để biện pháp xử lý ra hoa không bị ảnh hưởng cuả thời tiết (vì tháng 7 Dl ở trong mùa mưa), có thể lợi dụng hạn bà chằng (tháng 7Âl) để xiết nước hoặc dùng vải nylon phủ chung quanh gốc để hạn chế nước mưa.
VD1: Biện pháp dùng phân ure, KCl và 2,4D phun làm rụng lá kích thích chanh ra hoa
– Liều dùng cao 2 kg ure + 1kg KCl + 8cc 2,4-D 720dd pha cho bình 16 lít, phun lên lá
– Sau khi lá vàng nông dân tiến hành bón phân NPK với tỷ lệ đam cao kết hợp với tưới nước cho cây.
Theo kinh nghiệm của nông dân: tỷ lệ ra hoa phụ thuộc vào số lá rụng:
– Lá rụng khoảng 40% thì tỷ lệ ra hoa đạt
– Lá rụng 20-30% tỷ lệ ra hoa thấp
Lá rụng trên 60% cây sẽ ra hoa nhiều nhưng sau đó suy kiệt, phải mất 2-3 năm mới phục hồi.
VD2 Kết hợp xiết nước với khoanh cành để kích thích cho chanh ra hoa.
6.5. Xử lý tăng đậu quả và chống rụng trái
Đậu quả và hạn chế rụng
Tăng tỷ lệ đậu quả bằng cách xịt các loại phân bón có nhiều calci với bo như chế phẩm đậu quả , giúp cây dễ đậu quả và sau này ít rụng quả non hơn.
– Thời kỳ quả nhỏ đến 2 tháng, bón NPK 20-20-15, 100g/cây, 15 ngày/lần và tưới nước đều đặn. Lượng phân có thể tăng và nên theo tỷ lệ N (đạm) vừa K (kali) nhiều, nhất là khi quả đang lớn.
Phun các loại phân bón có nhiều Ca và Bo, phun 7 ngày lần
– Thời kỳ quả lớn
Quả bắt đầu “da lươn”, tức vỏ quả sần lên, quả muốn to nhanh thì bón phân cho quả mau lớn. Giai đoạn này bón NPK 20-20-15 khoảng 200g + 50g KCL/cây, 15 ngày/lần và tưới nước đều đặn. Xịt qua lá bằng chế phẩm dưỡng quả, xịt đều tán cây, 10 ngày/lần để dưỡng quả khi quả đang lớn, Phun phân qua lá, 10ngày lần + thuốc trừ nhện
6.6. Neo quả
Khi đến mùa thu hoạch, nhưng giá cả thấp thì có thể neo quả trên cây bằng cách dùng các loại phân bón lá trong thành phần có các kích thích tố thuộc nhóm Auxin, gibberellin…phun lên cây. Biện pháp này có thể neo quả được 15 -30 ngày.
6.7. Tỉa cành và tạo tán
– Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50 -60cm thì bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ phát triển, sau đó chỉ chọn 3-5 cành phát triển theo các hướng đồng đều. Từ cành này sẽ hình thành các cành cấp 2, cấp 3…cây sẽ có bộ tán tròn, đều và cân đối, khi vào thời kỳ kinh doanh sẽ cho năng suất cao, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh cũng như thu hoạch.
– Tỉa cành: Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành đã mang quả (thường rất ngắn, khoảng 10-15cm), cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả, các cành đan chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bỏ những cành vượt trong thời cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.
6.8. Phòng trừ sâu, bệnh hại
Sâu vẽ bùa : Phun thuốc Trebon hoặc Sherpa pha với nồng độ 1/1000 – 1,5/1000 phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúc lá non dài1 -2 cm).
Sâu đục thân, đục cành: Xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9. Cần bắt sâu trưởng thành (Xén tóc), Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non, Sau thu hoạch (tháng 11 – 12) quét vôi vào gốc cây để diệt trứng, Bơm các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% vào các vết đục, sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.
Nhện đỏ – Nhện trắng: Dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2% (10- 20 ml thuốc/10l nước), thuốc Methamidophos 600 dạng nước pha nồng độ 1 – 2% hoặc dùng Kentan pha nồng độ 1- 2/1000 phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị phá hại phải phun liên tục 5 – 7 ngày/lần.
Bệnh greening (Bệnh gân xanh lá vàng): Để hạn chế bệnh nên trồng xen ổi với mật độ 2 hàng chanh 1 hàng ổi.
6.9. Thu hoạch
Cây Chanh từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 3-4 tháng, tùy theo giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng…Tốt nhất n ên thu hoạch vào lúc trời mát, không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ.