Cây mít nghệ tứ quý

Cây mít nghệ tứ quý

Giá: 0

Giá bán: Liên Hệ

Quy cách:

Chiều cao cây:

Khoảng cách trồng:

Thời gian thu hoạch:

Xuất xứ:

0989 105 819

1 ĐẶC ĐIỂM GIỐNG CÂY MÍT NGHỆ TỨ QUÍ

Ưu điểm giống mít tứ quí

Là loại cây ăn trái miền nhiệt đới, thích nóng và ẩm, có sức chịu đựng nắng hạn tốt, chịu được đất ít dinh dưỡng, không chịu úng và rất ít sâu bệnh nên dễ trồng.
Là một trong số những giống mít có giá trị kinh tế cao mít tứ quý ra hoa quanh năm mà không cần phải xử lý thuốc kích thích ra hoa.
Mít nghệ tứ quý trái có nhiều thịt, múi màu vàng tươm mật, đẹp mắt, dày cùi, ăn giòn và ngọt, thơm, hương vị đậm đà, sản lượng cao, chăm sóc dễ, thời vụ thu hoạch rộng, chế biến dễ dàng, có thể xuất khẩu.
Giống mít nghệ tứ quý 10 năm liền đạt giải thưởng “ngày hội cây- trái ngon – an toàn và sản phẩm nông nghệp” từ năm 2000 cho đến năm 2010 do Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam công nhận .

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MÍT NGHỆ TỨ QUÝ

1.Thời vụ trồng: trồng vào đầu mùa mưa, tuy nhiên mít có thể trồng quanh năm nếu chủ động được nguồn nước.

2. Làm đất: đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30-40 cm (tùy từng nơi cung cấp nước) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc rộng 40 x 40 x 40 cm và đắp mô cao 40 x 50 cm. Có độ dốc cao. Mỗi hốc có thể trộn 0,5 kg vôi bột, 0,3 phân Super lân, 10 kg phân chuồng.

3. Khoảng cách trồng: cây cách cây 5 m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng 330 cây. Trồng thưa: cây cách cây 6m hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng 210 cây.

4. Trồng: đào lỗ sâu và to hơn bầu cây đôi chút. Dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bò đuôi chuột (rễ cọc) bị xoắn lại. Đặt bầu vào lỗ đã mốc sẳn và rút nhẹ túi đựng bầu ra bỏ và lắp đất lại. Nếu đất khô phải tưới cho cây ngay.

5. Đậy gốc giữ ẩm: khi trồng xong phải dùng vật liệu che phủ gốc, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô. Quanh gốc nên tủ rơm rác, cỏ khô theo hình vòng tròn đường bán kính l mét – Lớp rác phải dày 20 cm. Tủ rác rất lợi vì chống cỏ, giữ ẩm, giữ cho mặt đất mát, chất mùn, phân bón chậm phân hủy, rửa trôi. Mỗi cây phải cắm một cọc vững buộc thân cây mít mới trồng vào để gió không lay gốc làm đổ cây.

6. Tưới tiêu: sau khi trồng cần tưới thường xuyên 2-3 ngày /lần. Sau đó, có thể tưới 5-7 ngày /lần. Từ năm thứ 2 về sau tưới cho cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn, mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.

7. Làm cỏ: khi đã tủ rác quanh gốc cỏ mọc ít đi hoặc không có cỏ. Nếu không tủ rác, cỏ mọc nhiều phải làm cỏ, khi làm cỏ nên chú ý những rễ ăn nổi, nếu làm đứt rễ lúc trái đương lớn thì dinh dưỡng bị xáo trộn như trái nhỏ, chất lượng giảm có khi thành mít sượng, không ăn được.

8. Tỉa cành tạo tán: giúp cây tăng trưởng cân đối, loại bỏ các cành sâu bệnh, cành vượt, tạo cho cây thông thoáng. Việc tiến hành tạo tán khi cây cao khoảng 1m trở lên, tỉa cành tạo tán 2-3 lần/năm đối với cây còn nhỏ, cây lớn mỗi năm một lần sau khi thu hoạch trái xong.

9. Bón phân:

– Phân hữu cơ: tùy thuộc vào độ tuổi của cây, thời gian vận dụng cơ bản 5-20 kg/cây/năm. Thời kỳ cây cho trái bón 25-40 kg/cây/năm.

– Bón phân hoá học: tùy theo yêu cầu dinh dưỡng của cây. Ở vùng đất phù sa nhiều mùn bã hữu cơ có độ pH thấp phải bón nhiều lân và vôi. Đất cát xám, đất gò đồi ở Miền Đông cần thiết Kali và đạm. Dùng phân NPK 16-16-8 trong thời kỳ cây còn nhỏ. Năm thứ nhất bón 300g. Năm thứ hai bón 500g, chia ra làm 4 lần. Năm thứ ba bón 1-1,5 ký NPK. Năm thứ tư bón 2 ký NPK.

– Khi ra trái nhất thiết phải có phân Kali, không có Kali hay thiếu Kali phải bón tro thay nhưng lượng tro phải lớn. Từ khi mít đã có trái chỉ bón phân 2 lần một năm, vào cuối vụ thu hoạch rộ và đầu vụ mùa.